Malachit (malachite)


Tên malachit được xuất phát từ màu đặc trưng của chúng, theo tiếng Hy Lạp malache có nghĩa cây cẩm quỳ; hoặc có thể được xuất phát từ độ cứng thấp (tiếng Hy Lạp malakos có nghĩa là mềm). Ở dạng mảnh vỡ hoặc khi chế tác malachit thường có các dải màu lục sáng và lục đậm xen kẽ nhau với cấu trúc dạng đồng tâm như vòng nhẫn; đôi khi gặp cấu tạo màu dạng sọc thẳng hoặc dạng hoa văn giống như của san hô. Khối malachit có một màu đồng nhất rất hiếm. Ở dạng tấm malachit thường bán trong hoặc đục.

Malachit|malachite

Tổng quan


MALACHIT (MALACHIT)

Màu sắc

Lục sáng đến lục tối, dạng sọc

Độ trong suốt

Thường đục

Màu sắc vết vạch

Lục sáng

Chiết suất

1,655 – 1,909

Độ cứng

3,5 – 4

Lưỡng chiết suất

- 0.254

Tỷ trọng

3.25-4.10

Độ tán sắc

Không

Tính cát khai

Hoàn toàn

Tính đa sắc

Không

Vết vỡ

 

Tính phát quang

Không

Thành phần hoá học

Cu2(CO3)(OH)2, carbonat đồng

Phổ hấp thụ

Không đặc trưng

Hệ tinh thể

Hệ một nghiêng, thường ở dạng tập hợp

 

 

Tên malachit được xuất phát từ màu đặc trưng của chúng, theo tiếng Hy Lạp malache có nghĩa cây cẩm quỳ; hoặc có thể được xuất phát từ độ cứng thấp (tiếng Hy Lạp malakos có nghĩa là mềm). Ở dạng mảnh vỡ hoặc khi chế tác malachit thường có các dải màu lục sáng và lục đậm xen kẽ nhau với cấu trúc dạng đồng tâm như vòng nhẫn; đôi khi gặp cấu tạo màu dạng sọc thẳng hoặc dạng hoa văn giống như của san hô. Khối malachit có một màu đồng nhất rất hiếm. Ở dạng tấm malachit thường bán trong hoặc đục. Nguyên tố tạo màu là đồng (Cu). Gặp ở dạng tinh thể rất hiếm, thường gặp ở dạng tập hợp. Ở dạng thô malachit có ánh thủy tinh yếu hoặc ánh mỡ, ở bề mặt vết vỡ còn mới hoặc ở khi chế tác ta thấy chúng có ánh sợi. Malachit rất nhạy cảm với nhiệt, axit, ammoniac hoặc thậm chí với cả nước nóng.

Mặc dù malachit rất mềm và có độ bền không cao, tuy nhiên malachit vẫn được sử dụng nhiều trong trang sức và trang trí, chúng thường được mài cabochon dể làm các chuỗi hạt hoặc mặt dây chuyền. Người ta cũng sử dụng malachit để tạc tượng. Để bảo vệ cho malachit khỏi bị ăn mòn, đôi khi người ta phủ lên bề mặt một lớp nhựa để bảo vệ.

Nguồn gốc và phân bố: Malachit thường được hình thành ở dạng cục tròn, dạng chùm nho, dạng nón hoặc thậm chí là dạng giống như thạch nhũ. Hiếm hơn ta có thể gặp chúng thành tạo theo dạng tấm, chúng được hình thành do quá trình thấm đọng  xung quanh các khu vực mỏ đồng.

Nguồn khai thác malachit quan trọng nhất là vùng mỏ núi Ural (Nga) với các khối malachit có trọng lượng tới 20 tấn. Malachit cũng được khai thác nhiều ở Cộng hoà Conggo, hoặc ở mỏ đồng Queen Mine (Arizona). Các nguồn khai thác quan trọng khác là Zambia, Namibia, Australia, Germany, Mexico,và Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, malachit phát hiện được tại mỏ đồng Biển Động (Bắc Giang). Malachit ở đây có nguồn gốc thấm đọng, thường ở dạng mạch trong các đá phiến sét. Mỏ được khai thác từ thời Pháp thuộc và đến nay hầu như đã cạn kiệt.

Các đá dễ nhầm với malachit:  Dễ nhầm với một số đá có màu lục như amazonit, jadeit. Ma lachit dễ dàng được nhận biết bởi tỷ trọng cao, độ cứng thấp và đặc biệt là cấu tạo đới màu đặc trưng.

Hình ảnh


Nghiên cứu